Trong thực tế quyết toán thuế, nhiều doanh nghiệp vẫn gặp tình huống bị cơ quan thuế loại khoản chi trả lương cho những ngày nghỉ phép năm chưa sử dụng, dù người lao động (NLĐ) vẫn đang làm việc và khoản chi đã được quy định rõ trong hợp đồng hoặc quy chế công ty. Câu hỏi đặt ra: Tại sao chi phí hợp pháp với luật Lao động lại không được trừ với thuế TNDN?
Quan điểm từ Luật Lao động: Được thỏa thuận có lợi hơn cho NLĐ. Khoản 1 Điều 4 BLLĐ 2019 quy định rõ: "Pháp luật lao động khuyến khích thỏa thuận bảo đảm cho NLĐ có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật".
Tức là, dù khoản 3 Điều 113 chỉ quy định việc thanh toán ngày nghỉ phép chưa nghỉ trong trường hợp NLĐ thôi việc, bị sa thải hoặc không nghỉ được do nhu cầu SXKD, thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự nguyện thỏa thuận trả lương cho ngày phép chưa nghỉ để tăng thu nhập cho NLĐ.
Bộ LĐ-TB&XH đã khẳng định trong nhiều văn bản (VD: trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ) rằng: "Trường hợp doanh nghiệp muốn tạo điều kiện tốt hơn cho NLĐ về thu nhập thì có thể thỏa thuận thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ hàng năm của NLĐ ngoài các trường hợp quy định tại Điều 113.". Chi tiết câu trả lời tại đây.
Quan điểm của cơ quan thuế: Khoản chi trả tiền lương cho ngày nghỉ phép chưa nghỉ không được quy định trong các trường hợp mà BLLĐ cho phép (tức chỉ thanh toán khi NLĐ nghỉ việc, hoặc do không nghỉ được vì SXKD). Một số cục thuế địa phương xem việc chi trả tiền phép khi NLĐ đang làm việc là chi phí vượt khung, hay thậm chí xếp vào loại phúc lợi tự nguyện (bị khống chế theo quy định).
Trích dẫn công văn:
CV 05/CTBNI-TTHT (04/01/2022, Cục thuế Bắc Ninh): Chỉ chi trả lương phép chưa nghỉ khi NLĐ nghỉ việc mới được trừ thuế.
CV 468/TCT-CS (18/02/2022, Tổng cục Thuế): Có quan điểm linh hoạt hơn, tuy nhiên không khẳng định cụ thể được trừ hay không. Công văn chỉ nêu rằng: nếu doanh nghiệp quy định rõ trong quy chế, có chi thực tế, và đáp ứng điều kiện tại Thông tư 96/2015 thì có thể được tính vào chi phí được trừ.
CV 768/CT-TTHT (16/02/2023, Cục thuế Thanh Hóa): Không khẳng định rõ ràng mà đề nghị doanh nghiệp tự đối chiếu tình huống cụ thể với quy định pháp luật lao động và thuế để xem xét tính hợp lý của khoản chi.
Luật thuế chỉ cho trừ những chi phí bắt buộc, liên quan trực tiếp đến SXKD. Còn những chi phí mang tính tự nguyện, có tính chất hỗ trợ phúc lợi, thì thuế sẽ không khuyến khích khấu trừ đầy đủ (hoặc sẽ bị khống chế). Nói cách khác, dù doanh nghiệp muốn đái ngộ đội người lao động tốt hơn, thì với cơ quan thuế đó là chi tặng, chi thêm, ngoài mức cần thiết để tạo ra thu nhập chịu thuế, nên không được trừ.
Từ góc nhìn thực tiễn, tôi cho rằng việc xem xét khoản chi trả lương cho ngày nghỉ chưa sử dụng cần có cách tiếp cận linh hoạt và phù hợp hơn với tinh thần của Bộ luật Lao động hiện hành. Luật đã mở ra cơ chế cho phép doanh nghiệp thỏa thuận với người lao động về các điều kiện có lợi hơn so với quy định tối thiểu – đây là điều nên khuyến khích, không nên gây rào cản.
Khoản chi này, nếu được quy định rõ trong hợp đồng, quy chế nội bộ và thực tế có chi trả, thì phản ánh đúng mối quan hệ lao động – sử dụng thời gian làm việc thay cho nghỉ ngơi, và có sự đánh đổi tương xứng. Về bản chất, đây là chi phí nhân công hợp lý phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chứ không phải chi phúc lợi thuần túy.
Cơ quan thuế có thể lo ngại về tính minh bạch hoặc việc lạm dụng, nhưng thay vì loại bỏ hoàn toàn, có lẽ nên đặt ra tiêu chí kiểm soát rõ ràng hơn. Điều này vừa đảm bảo nguyên tắc thuế, vừa không cản trở chính sách đãi ngộ hợp lý với người lao động – nhất là trong bối cảnh doanh nghiệp đang nỗ lực giữ chân nhân sự, tạo môi trường làm việc nhân văn hơn.
Tư duy toàn diện dành cho Kế toán đáp ứng vị trị KTTH, KTT - W1 Tư duy Kế toán 30 chạm 30: https://taichinhketoanedu.com/w1-p31.html
Mr Wick Kiểm toán - Đào tạo Kế toán chuyên nghiệp
ATC Academy | Công ty TNHH Đào tạo và Tư vấn Á Châu
Hãy ấn like, subcribe các kênh của Mr Wick Kiểm toán để theo dõi và cập nhật các thông tin, kiến thức Kế toán và Thuế mới nhất!
Website: https://taichinhketoanedu.com
Youtube: https://www.youtube.com/@mrwickkiemtoan
Tiktok: https://www.tiktok.com/@mrwickkiemtoan
Group: https://www.fb.com/groups/diendanthue.new