Trong thực tế kinh doanh, việc doanh nghiệp sử dụng hàng hóa để biếu tặng hoặc để khuyến mại diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên, hai hình thức này về mặt pháp lý, kế toán và thuế lại hoàn toàn khác nhau. Nếu không nắm rõ, doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng vi phạm pháp luật thuế mà không hề hay biết.
1. Bản chất pháp luật: Biếu tặng và khuyến mại khác nhau ở đâu?
Biếu tặng là hành vi doanh nghiệp dùng hàng hóa để thể hiện sự tri ân, xây dựng mối quan hệ với đối tác, khách hàng hoặc sử dụng trong nội bộ. Việc biếu tặng không trực tiếp gắn với hoạt động xúc tiến thương mại, không nhằm mục tiêu kích thích hành vi mua hàng.
1. Bản chất pháp luật: Biếu tặng và khuyến mại khác nhau ở đâu?
Biếu tặng là hành vi doanh nghiệp dùng hàng hóa để thể hiện sự tri ân, xây dựng mối quan hệ với đối tác, khách hàng hoặc sử dụng trong nội bộ. Việc biếu tặng không trực tiếp gắn với hoạt động xúc tiến thương mại, không nhằm mục tiêu kích thích hành vi mua hàng.
Khuyến mại lại là một hình thức xúc tiến thương mại theo đúng định nghĩa của Luật Thương mại và Nghị định 128/2022/NĐ-CP. Khi doanh nghiệp tặng hàng nhằm mục tiêu thúc đẩy việc bán sản phẩm, tìm kiếm khách hàng mới hoặc gia tăng doanh số, thì đó chính là hoạt động khuyến mại.
Nghị định 128 đã quy định rõ: mọi hình thức tặng hàng để thúc đẩy bán hàng đều phải tuân thủ thủ tục khuyến mại, như thông báo hoặc đăng ký khuyến mại với cơ quan quản lý nhà nước.
Điểm cốt lõi để phân biệt là: nếu mục tiêu là bán được hàng, thì đó là khuyến mại; còn nếu mục tiêu là tri ân hay thiện chí thuần túy, thì đó là biếu tặng.
2. Chính sách kế toán: Ghi nhận chi phí như thế nào cho đúng?
Ở góc độ kế toán, cần phân biệt rõ hơn về cách ghi nhận chi phí giữa hàng hóa dùng cho khuyến mại và hàng hóa dùng để biếu tặng.
Đối với hàng khuyến mại:
• Khuyến mại không kèm điều kiện mua hàng: Khi doanh nghiệp tặng hàng mà khách hàng không cần mua sản phẩm nào, giá trị hàng hóa khuyến mại được ghi nhận vào chi phí bán hàng (TK 641) theo hướng dẫn tại Thông tư 200/2014/TT-BTC.
• Khuyến mại có điều kiện mua hàng: Khi doanh nghiệp tặng hàng với điều kiện khách phải mua hàng (ví dụ: mua 10 tặng 1), giá trị hàng hóa tặng được ghi nhận vào giá vốn hàng bán (TK 632), không ghi vào chi phí bán hàng.
Việc ghi nhận đúng này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu lợi nhuận gộp trên báo cáo tài chính.
Đối với hàng biếu tặng: Hàng hóa biếu tặng không gắn với hợp đồng bán hàng cụ thể. Do đó, giá trị hàng hóa biếu tặng được ghi nhận vào chi phí bán hàng hoặc chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 641 hoặc TK 642) tùy theo mục đích biếu tặng.
3. Chính sách thuế, đặc biệt là thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Sự khác biệt trong xử lý thuế GTGT giữa khuyến mại và biếu tặng rất lớn, và nếu doanh nghiệp không hiểu đúng, sẽ rất dễ rơi vào rủi ro lớn.
Việc ghi nhận đúng này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu lợi nhuận gộp trên báo cáo tài chính.
Đối với hàng biếu tặng: Hàng hóa biếu tặng không gắn với hợp đồng bán hàng cụ thể. Do đó, giá trị hàng hóa biếu tặng được ghi nhận vào chi phí bán hàng hoặc chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 641 hoặc TK 642) tùy theo mục đích biếu tặng.
3. Chính sách thuế, đặc biệt là thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Sự khác biệt trong xử lý thuế GTGT giữa khuyến mại và biếu tặng rất lớn, và nếu doanh nghiệp không hiểu đúng, sẽ rất dễ rơi vào rủi ro lớn.
Đối với hàng khuyến mại:
• Nếu doanh nghiệp thực hiện khuyến mại đúng theo quy định của Nghị định 128/2022/NĐ-CP (tức là đã thực hiện thông báo/đăng ký khuyến mại đúng quy định), thì khi xuất hóa đơn cho hàng khuyến mại:
• Giá tính thuế GTGT sẽ được xác định là bằng 0.
• Do đó, doanh nghiệp không phải nộp thuế GTGT đầu ra cho hàng hóa khuyến mại.
Điều này cần hiểu đúng:
Không phải là miễn thuế hay hưởng ưu đãi thuế GTGT, mà là do giá tính thuế bằng 0, nên thuế GTGT đầu ra phát sinh bằng 0.
• Nếu không thực hiện đúng quy định về khuyến mại (ví dụ không thông báo chương trình khuyến mại với Sở Công thương theo yêu cầu), thì hàng hóa tặng đó:
• Không được xem là hàng khuyến mại hợp lệ.
• Khi đó, doanh nghiệp phải kê khai và tính thuế GTGT đầu ra theo giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương.
Điều này gây thiệt hại lớn vì doanh nghiệp vừa mất chi phí hàng tặng, vừa phải nộp thuế GTGT đầu ra như bán hàng thật.
Điều này gây thiệt hại lớn vì doanh nghiệp vừa mất chi phí hàng tặng, vừa phải nộp thuế GTGT đầu ra như bán hàng thật.
Đối với hàng biếu tặng:
• Dù là biếu tặng không thu tiền, doanh nghiệp vẫn phải xuất hóa đơn GTGT cho hàng hóa biếu tặng.
• Giá tính thuế GTGT sẽ là giá bán của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm tặng.
• Thuế GTGT đầu ra phải nộp như bán hàng bình thường.
Ngoài ra, doanh nghiệp vẫn được khấu trừ thuế GTGT đầu vào liên quan đến hàng hóa biếu tặng nếu đáp ứng điều kiện: phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT.
Ngoài ra chi phí thuế GTGT đầu ra của hàng cho biếu tặng không được trừ, khả năng cao chi phí thuế GTGT đầu ra của hàng khuyến mại không theo quy định cũng không được trừ.
4. Thực tế và bài học từ kinh nghiệm thực tế
Trong thực tiễn tư vấn và đào tạo, tôi gặp rất nhiều doanh nghiệp chủ quan: Tặng quà khách hàng nhưng không đăng ký/không thông báo khuyến mại => Bị truy thu thuế GTGT, bị tính doanh thu chịu thuế TNDN ; Biếu tặng nội bộ, biếu đối tác nhưng không xuất hóa đơn => Bị ấn định doanh thu, phạt chậm nộp và phạt hành chính.
Ngoài ra, doanh nghiệp vẫn được khấu trừ thuế GTGT đầu vào liên quan đến hàng hóa biếu tặng nếu đáp ứng điều kiện: phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT.
Ngoài ra chi phí thuế GTGT đầu ra của hàng cho biếu tặng không được trừ, khả năng cao chi phí thuế GTGT đầu ra của hàng khuyến mại không theo quy định cũng không được trừ.
4. Thực tế và bài học từ kinh nghiệm thực tế
Trong thực tiễn tư vấn và đào tạo, tôi gặp rất nhiều doanh nghiệp chủ quan: Tặng quà khách hàng nhưng không đăng ký/không thông báo khuyến mại => Bị truy thu thuế GTGT, bị tính doanh thu chịu thuế TNDN ; Biếu tặng nội bộ, biếu đối tác nhưng không xuất hóa đơn => Bị ấn định doanh thu, phạt chậm nộp và phạt hành chính.
Khi làm việc với cơ quan thuế, mọi lý do “không biết”, “nhầm lẫn”, hay “thiếu sót” đều không được chấp nhận. Thuế chỉ nhìn vào đúng - sai. Chính vì vậy, làm kế toán thuế giỏi không chỉ là hiểu con số, mà còn phải hiểu sâu sắc pháp lý đằng sau từng nghiệp vụ.
5. Lời gửi gắm đến những người làm nghề Kế toán – Thuế
Nghề Kế toán - Thuế ngày nay không còn là một nghề chỉ ghi sổ, làm báo cáo nữa. Muốn trở thành một kế toán trưởng bản lĩnh, một chuyên viên thuế vững vàng, bạn cần nắm chắc từng điểm mấu chốt về chính sách, luật pháp. Hiểu luật, hiểu quy định, hiểu từng câu chữ mới là cách để bảo vệ bản thân, bảo vệ doanh nghiệp.
Nghề Kế toán - Thuế ngày nay không còn là một nghề chỉ ghi sổ, làm báo cáo nữa. Muốn trở thành một kế toán trưởng bản lĩnh, một chuyên viên thuế vững vàng, bạn cần nắm chắc từng điểm mấu chốt về chính sách, luật pháp. Hiểu luật, hiểu quy định, hiểu từng câu chữ mới là cách để bảo vệ bản thân, bảo vệ doanh nghiệp.
Đó cũng chính là những giá trị mà tôi đang xây dựng trong các khóa học kế toán - thuế chuyên sâu: Học để làm chắc; Học để chủ động; Học để tự tin đối diện mọi kỳ thanh tra, kiểm tra thuế. Nếu bạn thực sự mong muốn đồng hành cùng tôi, để đi sâu hơn vào từng nghiệp vụ như thế này, tôi luôn sẵn sàng chào đón bạn tại lớp.
Khóa đào tạo cho Kế toán đáp ứng vị trị KTTH, KTT | W1. Tư duy Kế toán 30 chạm 30.
Mr Wick Kiểm toán - Đào tạo Kế toán chuyên nghiệp
ATC Academy | Công ty TNHH Đào tạo và Tư vấn Á Châu
Hãy ấn like, subcribe các kênh của Mr Wick Kiểm toán để theo dõi và cập nhật các thông tin, kiến thức Kế toán và Thuế mới nhất!
Website: https://taichinhketoanedu.com
Youtube: https://www.youtube.com/@mrwickkiemtoan
Tiktok: https://www.tiktok.com/@mrwickkiemtoan
Group: https://www.fb.com/groups/diendanthue.new