Toàn văn giải đáp của Cục Thuế về giao dịch liên kết – cập nhật từ chương trình hỏi đáp trực tuyến ngày 24/03/2025
Bạn đang vướng mắc cách xử lý chi phí lãi vay, xác định ngưỡng miễn kê khai hay áp dụng quy định mới tại Nghị định 20 sửa đổi Nghị định 132? Trong buổi hỏi đáp trực tuyến gần đây, Cục Thuế đã trả lời hàng loạt câu hỏi thực tế liên quan đến giao dịch liên kết mà nhiều doanh nghiệp đang gặp phải.
Chúng tôi tổng hợp và trình bày lại toàn bộ phần trả lời từ cơ quan thuế một cách rõ ràng, dễ hiểu, giúp bạn:
Nắm được hướng dẫn mới nhất từ cơ quan quản lý
Ứng dụng đúng quy định trong hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết
Tránh sai sót khi lập tờ khai 01-TH và xác định chi phí bị khống chế
Xem đầy đủ nội dung ngay tại đây.
1. Người nộp thuế: Hà Đăng Khôi-428-15
Địa chỉ: Thừa Thiên Huế
Anh chị cơ quan thuế có thể cho ví dụ cụ thể về việc chuyển chi phí lãi vay đối với các doanh nghiệp chỉ có quan hệ liên kết, giao dịch liên kết với tổ chức tín dụng và các trường hợp có quan hệ liên kết, giao dịch liên kết còn lại thực hiện như thế nào theo Nghị định số 132/2020/NĐ-CP và Nghị định số 20/2025/NĐ-CP được không?
Cục Thuế trả lời:
Doanh nghiệp A chỉ có quan hệ liên kết và phát sinh giao dịch liên kết khi vay vốn tổ chức tín dụng theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
Năm 2022, doanh nghiệp A phát sinh chi phí lãi vay không được trừ do vượt mức khống chế: 10 tỷ đồng;
Năm 2023, doanh nghiệp A phát sinh chi phí lãi vay không được trừ do vượt mức khống chế: 3 tỷ đồng.
Tại kỳ tính thuế TNDN năm 2024, theo quy định tại Nghị định số 20/2025/NĐ-CP thì doanh nghiệp A và tổ chức tín dụng không xác định là các bên có quan hệ liên kết, doanh nghiệp A cũng không có quan hệ liên kết với bên nào khác thì thực hiện như sau:
- Chi phí lãi vay không được trừ do vượt mức khống chế của năm 2022 tính đến cuối kỳ tính thuế TNDN năm 2023 là 10 tỷ đồng và thời gian còn được chuyển chi phí lãi vay nêu trên sang các kỳ sau là 4 kỳ (2024, 2025, 2026 và 2027). Do đó tại các kỳ tính thuế TNDN năm 2024, 2025, 2026 và 2027 thì doanh nghiệp A được phân bổ 2,5 tỷ đồng (10 tỷ đồng : 4 năm = 2,5 tỷ đồng/năm) vào chi phí được trừ khi xác định nghĩa vụ thuế TNDN.
- Chi phí lãi vay không được trừ do vượt mức khống chế của năm 2023 tính đến cuối kỳ tính thuế TNDN năm 2023 là 3 tỷ đồng và thời gian còn được chuyển chi phí lãi vay nêu trên sang các kỳ sau là 5 kỳ (2024, 2025, 2026, 2027 và 2028). Do đó tại các kỳ tính thuế TNDN năm 2024, 2025, 2026, 2027 và 2028 thì doanh nghiệp A được phân bổ 600 triệu đồng (3 tỷ đồng : 5 năm = 600 triệu đồng/năm) vào chi phí được trừ khi xác định nghĩa vụ thuế TNDN.
__________
2. Người nộp thuế: Công ty dịch vụ Đại lý thuế Tài Tâm-416-17
Địa chỉ: Hà Nội
Doanh nghiệp là Công ty liên kết của ngân hàng thì theo quy định tại Nghị định số 20/2025/NĐ-CP thì trong kỳ kê khai thuế TNDN năm 2024 cần lưu ý gì?
Cục Thuế trả lời:
Căn cứ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị định số 20/2025/NĐ-CP bổ sung điểm m tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP và quy định tại Điều 18, Điều 19 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
Theo đó, kể từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024: Tổ chức tín dụng với Công ty con hoặc với Công ty kiểm soát hoặc với Công ty liên kết của tổ chức tín dụng theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có) được xác định là các bên có quan hệ liên kết.
Người nộp thuế có quan hệ liên kết và phát sinh giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP có trách nhiệm kê khai, xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP. Trường hợp, người nộp thuế chỉ phát sinh giao dịch với các bên liên kết là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam, áp dụng cùng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp với người nộp thuế và không bên nào được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế thì được miễn kê khai, miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
__________
3. Người nộp thuế: DN tư nhân Hà Nam-403-18
Địa chỉ: Sơn La
Trong kỳ tính thuế năm 2023, doanh nghiệp thiếu vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và vay vốn ngân hàng thời hạn 03 năm, tổng dư nợ các khoản vay lớn hơn 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp và chiếm trên 50% tổng dư nợ tất cả các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp, ngân hàng không tham gia trực tiếp, gián tiếp điều hành, kiểm soát, góp vốn, đầu tư vào doanh nghiệp đi vay thì kể từ thời điểm nào quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng không xác định là các bên có quan hệ liên kết?
Cục Thuế trả lời:
Căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 và Điều 4 Nghị định số 20/2025/NĐ-CP ngày 10/2/2025 của Chính phủ, trường hợp doanh nghiệp vay vốn tổ chức tín dụng mà:
- Bên bảo lãnh hoặc cho vay là các tổ chức kinh tế hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng không tham gia trực tiếp, gián tiếp điều hành, kiểm soát, góp vốn, đầu tư vào doanh nghiệp đi vay hoặc doanh nghiệp được bảo lãnh theo quy định tại các điểm a, c, đ, e, g, h, k, l và m khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 20/2025/NĐ-CP.
- Bên bảo lãnh hoặc cho vay là các tổ chức kinh tế hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đi vay hoặc được bảo lãnh không trực tiếp, gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn, đầu tư của một bên khác theo quy định tại các điểm b, e và i khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 20/2025/NĐ-CP.
Căn cứ quy định nêu trên thì kể từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024, nếu doanh nghiệp đi vay ngân hàng với điều kiện tổng dư nợ các khoản vốn vay lớn hơn 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp và chiếm trên 50% tổng dư nợ tất cả các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp, ngân hàng không tham gia trực tiếp, gián tiếp điều hành, kiểm soát, góp vốn, đầu tư vào doanh nghiệp thì giữa doanh nghiệp và ngân hàng không xác định là các bên có quan hệ liên kết theo quy định tại Nghị định số 132/2020/NĐ-CP và Nghị định số 20/2025/NĐ-CP.
__________
4. Người nộp thuế: Công ty CP Đầu tư và Xây dựng cấp thoát nước-124-70
Địa chỉ: 10 Phổ Quang P2 Quận Tân Bình TPHCM
- Công ty Waseco ( công ty Mẹ) nắm giữ 89,75% CP trong Công ty Cổ phần Mê Kông Rạch Giá ( Công ty Con). Trong năm 2024, Cty Waseco có phát sinh giao dịch bán vật tư, thiết bị cho Cty Mê Kông RG. a- Tổng dư nợ vốn vay tại Vietinbank lớn hơn 25% vốn góp của chủ sở hữu và chiếm trên 50% tổng dư nợ các khoản nợ trung và dài hạn. Vietinbank không tham gia trực tiếp, gián tiếp điều hành, kiểm soát, góp vốn, đầu tư vào Cty Mê Kông RG. Vietinbank. Theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP và Nghị định 20/2025/NĐ-CP, xin được giải đáp việc khống chế chi phí lãi vay trong quyết toán thuế TNDN năm 2024: Công ty mẹ và Công ty con có giao dịch liên kết, tuy nhiên giao dịch giữa Cty Mẹ và Công ty Con không phát sinh giao dịch vay và lãi vay. Chi phí lãi vay phát sinh trong năm 2024 của Công ty Con là do khoản vay tại Vietinbank. trong trường hợp này, Công ty con có bị khống chế chi phí lãi vay được trừ ở mức 30% EBITDA hay không?
Cục Thuế trả lời:
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 1 và điểm a, điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 20/2025/NĐ-CP) và khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP;
Căn cứ các quy định nêu trên:
- Về xác định quan hệ liên kết của Công ty tại kỳ tính thuế TNDN năm 2024:
+ Công ty Waseco (công ty Mẹ) nắm giữ 89,75% CP trong Công ty Cổ phần Mê Kông Rạch Giá (Công ty Con) thì 2 bên được xác định là các bên có quan hệ liên kết.
+ Công ty vay vốn ngân hàng với điều kiện tổng dư nợ các khoản vốn vay lớn hơn 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp và chiếm trên 50% tổng dư nợ tất cả các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp, ngân hàng không tham gia trực tiếp, gián tiếp điều hành, kiểm soát, góp vốn, đầu tư vào Công ty thì giữa Công ty và ngân hàng không xác định là các bên có quan hệ liên kết theo quy định tại Nghị định số 132/2020/NĐ-CP và Nghị định số 20/2025/NĐ-CP.
- Về giao dịch liên kết và chi phí lãi vay được trừ năm 2024:
Năm 2024, Công ty Waseco (công ty Mẹ) nắm giữ 89,75% CP trong Công ty Cổ phần Mê Kông Rạch Giá (Công ty Con) thì 2 bên được xác định là các bên có quan hệ liên kết. Khi đó, Cty Waseco có phát sinh giao dịch bán vật tư, thiết bị cho Cty Mê Kông RG là các giao dịch liên kết kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
Công ty có quan hệ liên kết và phát sinh giao dịch liên kết thì chi phí chi phí lãi vay được trừ áp dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
__________
5. Người nộp thuế: Hồ Thanh Nhã-77--81
Địa chỉ: Bến Tre
Công ty Bên Em có 1 Cty Mẹ ở Thái Lan, có 1 Cty thành viên cùng Công ty Mẹ hiện ở VN. - Năm 2024 Cty Bên Em có cho Cty thành viên ở VNam vay 5 năm, số tiền 30 tỷ, lãi suất 4%/năm trong vòng 05 năm, trả lãi vào tháng cuối cùng của năm tài chính. - Năm 2024 tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bên Cty Em là 28 tỷ vnd -> Em xin hỏi: Bên Em là bên cho vay (trong năm 2024 không phát sinh chi phí lãi vay) - Phụ lục 1, mục II, phần 2 (a), bên Em có thuộc không? Bên Em có thuộc trường hợp miễn lập hồ sơ xác định giá GDLK không? - Nếu có, Phụ lục 1 Bên Em có thực hiện Mục 3 xác định giá GDLK và - Bên Em có lập hồ sơ giao dịch liên kết và có thực hiện thêm phụ lục nào nữa không?
Cục Thuế trả lời:
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 1, Điều 5 và điểm a khoản 2 Điều 19 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 5/11/2020 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
Căn cứ quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định số 20/2025/NĐ-CP ngày 10/2/2025 của Chính phủ (thay thế Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định số 132/2020/NĐ-CP).
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Công ty có quan hệ liên kết và phát sinh giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định 132/2020/NĐ-CP, tổng doanh thu phát sinh của kỳ tính thuế dưới 50 tỷ đồng và tổng giá trị tất cả các giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ tính thuế dưới 30 tỷ đồng thì Công ty có trách nhiệm kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này nhưng được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết.
Trường hợp tổng doanh thu phát sinh của kỳ tính thuế của Công ty dưới 50 tỷ đồng và giá trị giao dịch liên kết của Công ty không dưới 30 tỷ đồng thì Công ty không thuộc trường hợp áp dụng quy định điểm a khoản 2 Điều 19 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP và Công ty có nghĩa vụ kê khai lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định của Nghị định này.
__________
6. Người nộp thuế: Hồ Thanh Nhã-77--81
Địa chỉ: Bến Tre
Công ty Bên Em có 1 Cty Mẹ ở Thái Lan, có 1 Cty thành viên cùng Công ty Mẹ hiện ở VN. - Năm 2024 Cty Bên Em có cho Cty thành viên ở VNam vay 5 năm, số tiền 30 tỷ, lãi suất 4%/năm trong vòng 05 năm, trả lãi vào tháng cuối cùng của năm tài chính. - Năm 2024 tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bên Cty Em là 28 tỷ vnd -> Em xin hỏi: Bên Em là bên cho vay (trong năm 2024 không phát sinh chi phí lãi vay) - Phụ lục 1, mục II, phần 2 (a), bên Em có thuộc không? Bên Em có thuộc trường hợp miễn lập hồ sơ xác định giá GDLK không? - Nếu có, Phụ lục 1 Bên Em có thực hiện Mục 3 xác định giá GDLK và - Bên Em có lập hồ sơ giao dịch liên kết và có thực hiện thêm phụ lục nào nữa không?
Cục Thuế trả lời:
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 1, Điều 5 và điểm a khoản 2 Điều 19 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 5/11/2020 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
Căn cứ quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định số 20/2025/NĐ-CP ngày 10/2/2025 của Chính phủ (thay thế Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định số 132/2020/NĐ-CP).
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Công ty có quan hệ liên kết và phát sinh giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định 132/2020/NĐ-CP, tổng doanh thu phát sinh của kỳ tính thuế dưới 50 tỷ đồng và tổng giá trị tất cả các giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ tính thuế dưới 30 tỷ đồng thì Công ty có trách nhiệm kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này nhưng được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết.
Trường hợp tổng doanh thu phát sinh của kỳ tính thuế của Công ty dưới 50 tỷ đồng và giá trị giao dịch liên kết của Công ty không dưới 30 tỷ đồng thì Công ty không thuộc trường hợp áp dụng quy định điểm a khoản 2 Điều 19 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP và Công ty có nghĩa vụ kê khai lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định của Nghị định này.
___________
7. Người nộp thuế: Công Ty Năm Tửu-141-67
Địa chỉ: 694 Điện Biên Phủ
Tôi được biết ngày 10/02/2025, chính phủ ban hành nghị định số 20/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung nghị định 132/2020 đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết có nội dung là: Vay ngân hàng không thuộc giao dịch liên kết kể từ ngày 27/3/2025 với điều kiện bên cho vay không tham gia trực tiếp, gián tiếp vào kiểm soát doanh nghiệp đi vay và được áp dụng từ ký tính thuế TNDN năm 2024. Vậy tôi xin hỏi, công ty chúng tôi năm 2024 có đi vay của 3 ngân hàng thương mại và cả 3 ngân hàng này điều không tham gia trực tiếp hay gián tiếp kiểm soát doanh nghiệp tôi thì kỳ quyết toán thuế TNDN 2024 này tôi không phải kê khai phụ lục giao dịch liên kết trong tờ khai quyết toán thuế TNDN 2024 đúng không ạ! Mong nhận được phản hồi sớm từ quý cơ quan! Trân trọng cảm ơn!
Cục Thuế trả lời:
Trả lời:
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 1, Điều 5, Điều 18 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05/11/2020 của Chính phủ và Điều 1 Nghị định số 20/2025/NĐ-CP ngày 10/2/2025 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP thì:
- Trường hợp tại kỳ tính thuế TNDN năm 2024, doanh nghiệp vay vốn ngân hàng với điều kiện tổng dư nợ các khoản vốn vay lớn hơn 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp và chiếm trên 50% tổng dư nợ tất cả các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp, ngân hàng không tham gia trực tiếp, gián tiếp điều hành, kiểm soát, góp vốn, đầu tư vào doanh nghiệp thì giữa doanh nghiệp và ngân hàng không xác định là các bên có quan hệ liên kết theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 Nghị định số 20/2025/NĐ-CP.
Ngoài ra, doanh nghiệp không còn quan hệ liên kết nào khác được xác định theo các điểm a, b, c, đ, e, h, i, k và l khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP và điểm b, c khoản 1 Điều 1 Nghị định số 20/2025/NĐ-CP thì doanh nghiệp không thuộc trường hợp phải kê khai thông tin giao dịch liên kết và giao dịch liên kết.
- Trường hợp, doanh nghiệp không có quan hệ liên kết với ngân hàng theo quy định nêu trên nhưng doanh nghiệp có quan hệ liên kết với bên khác theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP và Điều 1 Nghị định số 20/2025/NĐ-CP và phát sinh giao dịch liên kết theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP thì doanh nghiệp có nghĩa vụ kê khai, xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP
Tư duy toàn diện dành cho Kế toán đáp ứng vị trị KTTH, KTT - W1 Tư duy Kế toán 30 chạm 30: https://taichinhketoanedu.com/w1-p31.html
Tham gia DIỄN ĐÀN THUẾ: https://www.fb.com/groups/diendanthue.new
Mr Wick Kiểm toán - Đào tạo Kế toán chuyên nghiệp
ATC Academy | Công ty TNHH Đào tạo và Tư vấn Á Châu
Today's studying plants the seeds for future's success. Make each day a little better than before
Mobile/Zalo: 0353969622