Theo đó, khi xác định đối tượng được hỗ trợ, đối chiếu với quy định tại điều 11 Nghị định 28/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp, cơ quan BHXH chưa có căn cứ rõ ràng để áp dụng đối với:
Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp BHXH.
Người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật.
Người lao động nghỉ việc không hưởng lương.
Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc trái pháp luật (tự ý bỏ việc).
Tại thời điểm 30/9/2021, những trường hợp nêu trên không đóng BHTN, nhưng cũng chưa phải ra khỏi "danh sách tham gia BHTN" của đơn vị sử dụng lao động và thực chất là có thời gian tham gia BHTN được bảo lưu theo quy định của pháp luật về việc làm, tương đồng với đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg.
Tải Công văn tại đây.
Trending
- 9 Rủi Ro Thuế Nhìn Từ Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ Mà Kế Toán Phải Biết
- Không Có Chỗ Dựa Không Có Nghĩa Là Yếu Mềm – Hành Trình Kiên Cường Của Người Làm Kế Toán
- Viết Cho Kế Toán Đã Đến Lúc Phải Lựa Chọn Điều Xứng Đáng Hơn
- Kế toán cần hiểu gì về tiêu dùng nội bộ, luân chuyển sản xuất và hóa đơn GTGT?
- Chi Phí Đào Tạo Ngắn Hạn Giá Trị Lớn: Ghi Nhận Một Lần Hay Phân Bổ? So Sánh Với Chi Phí Marketing
- Kế toán Cần Biết: Cách Đọc Văn Bản Pháp Luật Kế Toán – Thuế Một Cách Hiệu Quả
- Quyết Toán Thuế TNCN: Kế toán, HR Hay Chủ Doanh Nghiệp Phải Làm Gì?
- 19 góc khuất tiền lương và BHXH doanh nghiệp thường gặp – Kế toán không thể bỏ qua
