Công tác kiểm toán bao lâu mới có thể dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 91/2017/TT-BTC quy định điều kiện dự thi như sau:
Người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên, chứng chỉ kế toán viên phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
2. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác với tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp bảo đảm các quy định tại Điều 9 Thông tư này;
3. Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu 36 tháng, được tính trong khoảng thời gian từ tháng tốt nghiệp ghi trên bằng tốt nghiệp đại học (hoặc sau đại học) đến thời điểm đăng ký dự thi. Thời gian công tác thực tế về kiểm toán bao gồm thời gian làm trợ lý kiểm toán tại doanh nghiệp kiểm toán, thời gian làm kiểm toán nội bộ tại bộ phận kiểm toán nội bộ của đơn vị, thời gian làm kiểm toán tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước;
4. Nộp đầy đủ, đúng mẫu hồ sơ dự thi và chi phí dự thi theo quy định;
5. Không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 52 của Luật kế toán.
Như vậy, Thời gian công tác thực tế để thi lấy chứng chỉ là thời gian công tác về tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu 36 tháng, được tính trong khoảng thời gian từ tháng tốt nghiệp ghi trên bằng tốt nghiệp đại học (hoặc sau đại học) đến thời điểm đăng ký dự thi.
Đăng ký tham gia lớp học tư duy kế toán, KTT-KTTH chuyên sâu để nâng cấp bản thân phù hợp với công việc. Link chi tiết tham gia khóa học tại đây
Trending
- 9 Rủi Ro Thuế Nhìn Từ Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ Mà Kế Toán Phải Biết
- Không Có Chỗ Dựa Không Có Nghĩa Là Yếu Mềm – Hành Trình Kiên Cường Của Người Làm Kế Toán
- Viết Cho Kế Toán Đã Đến Lúc Phải Lựa Chọn Điều Xứng Đáng Hơn
- Kế toán cần hiểu gì về tiêu dùng nội bộ, luân chuyển sản xuất và hóa đơn GTGT?
- Chi Phí Đào Tạo Ngắn Hạn Giá Trị Lớn: Ghi Nhận Một Lần Hay Phân Bổ? So Sánh Với Chi Phí Marketing
- Kế toán Cần Biết: Cách Đọc Văn Bản Pháp Luật Kế Toán – Thuế Một Cách Hiệu Quả
- Quyết Toán Thuế TNCN: Kế toán, HR Hay Chủ Doanh Nghiệp Phải Làm Gì?
- 19 góc khuất tiền lương và BHXH doanh nghiệp thường gặp – Kế toán không thể bỏ qua
