Nghị định số 70/2025/NĐ-CP ngày 20/3/2025 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.
Nghị định này sửa đổi, bổ sung khá nhiều quy định quan trọng về hoá đơn điện tử (HĐĐT), có hiệu lực áp dụng kể từ ngày 1/6/2025.
Theo đó, Nghị định đã bổ sung một số hành vi bị cấm liên quan đến HĐĐT (xem khoản 4 Điều 1) như: làm giả hoá đơn, chứng từ để thực hiện hành vi trái pháp luật; không chuyển dữ liệu điện tử về cơ quan thuế theo quy định.
Về loại HĐĐT, ngoài hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng... thì Nghị định đã bổ sung thêm loại hoá đơn thương mại điện tử. Theo đó, hoá đơn thương mại điện tử được áp dụng cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân (gọi chung là người xuất khẩu) có hoạt động xuất khẩu hàng hoá, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài mà người xuất khẩu đáp ứng điều kiện chuyển dữ liệu hoá đơn thương mại bằng phương thức điện tử đến cơ quan thuế. Trường hợp người xuất khẩu không đáp ứng điều kiện chuyển dữ liệu hoá đơn thương mại đến cơ quan thuế thì lựa chọn lập hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng (xem khoản 5 Điều 1).
Đối với nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số, Nghị định này cho phép tự nguyện đăng ký sử dụng HĐĐT và áp dụng theo loại hoá đơn GTGT (điểm a khoản 5 Điều 1).
Đối với doanh nghiệp chế xuất, trường hợp có hoạt động kinh doanh khác (ngoài hoạt động chế xuất theo quy định pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất) thì không sử dụng hoá đơn loại dành cho doanh nghiệp chế xuất mà sử dụng hoá đơn bán hàng (nếu khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp) hoặc hoá đơn GTGT (nếu khai thuế theo phương pháp khấu trừ).
Về thời điểm lập hoá đơn, theo quy định bổ sung tại khoản 6 Điều 1, đối với xuất khẩu hàng hoá (bao gồm cả gia công xuất khẩu) thì thời điểm lập hoá đơn thương mại điện tử, hoá đơn GTGT điện tử hoặc hoá đơn bán hàng điện tử do người bán tự xác định nhưng chậm nhất không quá ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày hàng hoá được thông quan.
Ngoài ra, Nghị định có bổ sung một số loại hình dịch vụ phát sinh thường xuyên với số lượng lớn được lập hoá đơn theo thời điểm đối soát dữ liệu như: dịch vụ quảng cáo truyền hình; dịch vụ thương mại điện tử; dịch vụ ngân hàng (trừ hoạt động cho vay thì thời điểm lập hoá đơn theo kỳ hạn thu lãi tại hợp đồng tín dụng hoặc thời điểm thu lãi trước hạn); chuyển tiền quốc tế; dịch vụ chứng khoán, xổ số điện toán; thu phí sử dụng đường bộ (điểm b khoản 6 Điều 1).
Về thông tin người mua trên hoá đơn, theo sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định này thì trên hoá đơn phải ghi thêm số định danh cá nhân của người mua.
Còn theo quy định sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Nghị định này thì hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hằng năm từ 01 tỷ đồng trở lên bắt buộc phải sử dụng HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền. Ngoài ra, các loại hình bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng phải lập HĐĐT từ máy tính tiền được liệt kê cụ thể bao gồm: trung tâm thương mại; siêu thị; bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy); ăn uống; nhà hàng; khách sạn; dịch vụ vận tải hành khách, dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ; dịch vụ nghệ thuật, vui chơi, giải trí; hoạt động chiếu phim; dịch vụ phục vụ cá nhân khác theo quy định của Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Một số biểu mẫu được sửa đổi, bổ sung gồm: Tờ khai đăng ký/thay đổi thông tin sử dụng HĐĐT; Thông báo HĐĐT đã lập sai; Đề nghị cấp HĐĐT có mã theo từng lần phát sinh; Bảng tổng hợp dữ liệu HĐĐT; Bảng kê HĐĐT đã lập sai;...
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2025.
Theo luatvietnam.net
Tư duy toàn diện dành cho Kế toán đáp ứng vị trị KTTH, KTT - W1 Tư duy Kế toán 30 chạm 30: https://taichinhketoanedu.com/w1-p31.html
Tham gia DIỄN ĐÀN THUẾ: https://www.fb.com/groups/diendanthue.new
Mr Wick Kiểm toán - Đào tạo Kế toán chuyên nghiệp
ATC Academy | Công ty TNHH Đào tạo và Tư vấn Á Châu
Today's studying plants the seeds f